Lò trui cao tần (trui điện) là thiết bị được rất ưa chuộng trong ngành công nghiệp sắt thép ngày nay. Ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào quy trình sản xuất ngày càng được nhiều cơ sở sản xuất áp dụng, nhằm tăng năng suất, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Chính vì vậy mà lò trui cao tần được nhiều đơn vị sử dụng rộng rãi. Để hiểu rõ hơn về lò trui cao tần, Kim Quốc Anh mời bạn cùng tìm hiểu thêm ở bài viết sau đây.
Lò trui cao tần (Trui điện) là gì?
- Lò trui cao tần là lò nung công nghiệp cảm ứng được dùng để tôi luyện, ram sắt thép. Nó hoạt động dựa theo nguyên lý của máy biến áp với các cuộn cảm ứng được tạo thành từ những ống đồng dẫn điện dạng xoắn ốc bao xung quanh lò.
- Cuộn sơ cấp còn gọi là cuộn cảm ứng, cuộn kim loại được coi như là cuộn thứ cấp. Cuộn biến thiên và sinh ra từ khi dòng điện xoay chiều qua giữa cuộn sơ cấp và thứ cấp. Sau đó thông qua cuộn cảm ứng sẽ tạo thành suất điện động cảm ứng. Từ đây những vật liệu kim loại sẽ bị nung chảy do nhiệt lượng sinh ra.
Xem thêm về máy móc tại Kim Quốc Anh
Phương pháp trui cao tần
Phương pháp trui ( tôi ) cao tần là gì?
- Lò trui cao tần (trui điện) dùng phương pháp trui cao tần, phương pháp nhiệt luyện này làm thay đổi tổ chức. Từ đó sẽ biến đổi cơ tính cũng như những tính chất khác phù hợp theo nhu cầu sử dụng của con người.
- Nguyên lý nung nhiệt của phương pháp này là dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Dùng sức nóng của dòng điện để tạo ra bề mặt các chi tiết, trong một từ trường biến thiên. Chiều sâu của lớp bề mặt có dòng điện chạy qua sẽ tỷ lệ thuận với tần số f.
- Đối với trui thể tích thì có chiều sâu của lớp tôi cứng là toàn bộ thể tích chi tiết từ ngoài vào trong. Với trui (tôi) cao tần, tần số dòng điện sẽ quyết định tới chiều dày của lớp nung nóng, ảnh hưởng tới chiều sâu lớp tôi cứng. Thông thường, phương pháp trui cao tần thường được áp dụng cho các chi tiết cần bề mặt cứng, bên trong vẫn dẻo dai. Vì vậy thường chiều sâu của lớp tôi cứng chỉ bằng 20% diện tích.
Xem thêm về Máy cưa cấp phôi tự động
Lò trui cao tần (Trui điện) – Những phương pháp trui cao tần phổ biến
Tùy thuộc mục đích sử dụng và vật liệu mà có những phương pháp trui cao tần khác nhau:
- Phương pháp nung nóng và làm nguội toàn bề mặt. Phương pháp này áp dụng cho những chi tiết, bề mặt tôi nhỏ.
- Phương pháp nung nóng và làm nguội tuần tự, từng phần riêng biệt. Phương pháp này thường áp dụng cho tôi bánh răng, và trục khuỷu.
- Phương pháp nung nóng và làm nguội liên tục liên tiếp. Thường sẽ áp dụng cho những chi tiết dài.
Lò trui cao tần (Trui điện) – Tổ chức và tính chất của thép sau khi trui cao tần
- Tổ chức nhận được sau khi trui (tôi) là Mactenxit có độ cứng cao
- Nhiệt độ chuyển biến pha cũng được nâng cao lên, do vậy độ tôi phải được lấy cao hơn tôi thể tích từ 100 – 200°C.
- Đồng thời, để đảm bảo hạt dược nhỏ và mịn thì sau khi trui phải ram cao.
- Tùy thuộc vào từng vật liệu mà bề mặt vật liệu có thể đạt được độ cứng từ 45 – 62 HRC.
- Nhưng bên trong lõi vẫn đảm bảo được độ dẻo dai với độ cứng khoảng 15 – 30HRC
Xem thêm về Lò thấm carbon-nito (giải nhiệt trong môi trường dầu)
Ưu nhược điểm của lò trui cao tần (trui điện)
Ưu điểm của phương pháp trui cao tần:
- Năng suất cao do quá trình tăng nhiệt nhanh
- Tránh được hiện tượng oxi hóa bề mặt cũng như hạn chế biến dạng cong vênh.
- Chi tiết sau khi được trui (tôi) cao tần thì chịu được ma sát, uốn xoắn tốt.
- Dễ tự động hóa, cơ khí hóa.
Nhược điểm:
- Khó áp dụng với những chi tiết phức tạp, biến dạng không đồng đều,….
- Với một số loại thép tính chất hợp kim cao như SKD không áp dụng được tôi cao tần
- Tôi cao tần thường được áp dụng tốt cho thép có hàm lượng cacbon trung bình như C45, hay 40Cr, …
Xem thêm về Kim Quốc Anh Steel
Trên đây là một vài thông tin về lò trui cao tần (trui điện) ứng dụng của lò trong ngành công nghiệp cơ khí. Quý khách cần được tư vấn cụ thể hơn về các sản phẩm thép, các thiết bị máy móc gia công ngành thép… Hãy gọi ngay cho Kim Quốc Anh qua 028 3750 5746 hoặc 0903735826 để được hỗ trợ nhanh chóng.